Chiến tranh Việt- Xiêm (1841-1845) là cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama III và Đại Nam thời Thiệu Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam Kỳ (Nam Bộ Việt Nam). Cuộc chiến được chia làm 2 phần chính diễn ra chủ yếu vào các năm 1842 và 1845.
Phần đầu cuộc chiến xảy ra năm Nhâm Dần (1842) bao gồm nhiều trận lớn nhỏ, phần lớn đã xảy ra ở Kiên Giang và An Giang thuộc miền Nam Việt Nam. Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện thì đây là cuộc chiến tranh giữ nước quan trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những tướng giỏi chỉ huy.
Chiến tranh Việt- Xiêm (1841-1845) là cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama III và Đại Nam thời Thiệu Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam Kỳ (Nam Bộ Việt Nam). Cuộc chiến được chia làm 2 phần chính diễn ra chủ yếu vào các năm 1842 và 1845.Phần đầu cuộc chiến xảy ra năm Nhâm Dần (1842) bao gồm nhiều trận lớn nhỏ, phần lớn đã xảy ra ở Kiên Giang và An Giang thuộc miền Nam Việt Nam. Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện thì đây là cuộc chiến tranh giữ nước quan trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những tướng giỏi chỉ huy.
Nguyên nhân
Theo sử gia Phạm Văn Sơn thì:
Sau chiến thắng năm Giáp Ngọ (1834), uy danh của chính quyền Việt Nam được nổi hơn bao giờ hết, các nước chư hầu càng thêm kính phục. Quốc vương Xiêm La phải cử một sứ bộ qua Huế xin giảng hòa… Mọi việc đáng lẽ tốt đẹp và êm ả, thì trái lại đám quan lại Việt Nam sang Trấn Tây thành (Nam Vang) đã có nhiều hành động lạm quyền, lạm thế và những nhiễu dân. Chẳng bao lâu, họ bắt cả Ngọc Vân công chúa về Gia Định, đem Trà Long (Chakrey Long) và La Kiên đày ra Bắc Việt. Miệt thị hoàng gia, loại trừ cấp lãnh đạo bản địa, trong lúc kẻ thù (Xiêm La) đang rình cạnh nách. Việc này quá tàn bạo, thất nhân tâm, lại lỗi lầm về phương tiện chiến lược và đã đưa đến một hậu quả vô cùng tai hại: Dân Chân Lạp không chịu được sự sĩ nhục liền vùng vậy chống lại chính sách Việt hóa Chân Lạp mà bấy lâu họ đã căm giận. Em Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn phất cờ khởi nghĩa, người Xiêm tất nhiên chỉ chờ cơ hội này để lợi dụng tình thế. Quan quân của ta phải đánh dẹp liên miên…
Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu kể chi tiết: Vào năm Minh Mạng thứ 16 (1836), nhà vua đã nghe chuẩn tấu của Trương Minh Giảng, lập đất Cao Miên thành quận huyện của Đại Nam, đặt tên là thành Trấn Tây. Năm Minh Mạng 19 (1839) Nặc Ong Yêm (Ang Im, em của Ang Chan II và Ang Duong) đem 9000 dân khmer cùng 70 chiếc thuyền từ Battambang (vùng Thái Lan chiếm đóng) về Trấn Tây (vùng Việt Nam cai quản), định xin triều đình nhà Nguyễn cho được làm vua kế vị Ang Chan II, đã mất mà không có con trai nối ngôi. Trương Minh Giảng muốn giết đi, nhưng Minh Mạng chỉ cho phép bắt Ang Im về Gia Định xét hỏi rồi đưa ra Huế giam. Đến năm Minh Mạng thứ 21 (1841), Trà Long (Chakrey Long), Nhân Vu (Yumreach Hu) và La Kiên đến Huế mừng thọ, thì Minh Mạng lại kể tội và đày ra Hà Nội. Rồi tham tán Trấn Tây là Dưỡng Văn Phong khép cho Ngọc Biện, em gái Ngọc Vân, tội mưu phản trốn sang Xiêm phải xử tử. Trương Minh Giảng đưa Ngọc Vân, Ngọc Thu và Ngọc Nguyên, các con gái Ang Chan II về Gia Định an trí. Nên người Cao Miên thất vọng oán ghét quân Nam.
Lính nhà Nguyễn tại Nam Kỳ, thế kỷ 19
Trước khi giao chiến
Năm 1840, mấy vạn quân Xiêm kéo vào đóng ở U Đông (Oudong), vua Minh Mạng sai tướng Phạm văn Điển và Nguyễn Tiến Lâm mang quân sang đối phó nhưng không kết quả.
Năm 1841, vua Minh Mạng mất, Thiệu Trị vừa lên thay. Thấy tình hình Chân Lạp bất ổn mãi, nên nhân có lời tâu của Tạ Quang Cự xin bỏ đất Chân Lạp, rút quân về giữ An Giang; vua Thiệu Trị liền nghe, truyền cho Trương Minh Giảng rút quân về, nhưng đến An Giang thì viên tướng này mất. Sách Việt Nam sử lược giải thích: Bởi vì việc kinh lý đất Chân Lạp là ở tay ông cả, nay vì có biến loạn, quan quân phải bỏ thành Trấn Tây mà về, ông nghĩ xấu hổ và buồn bực đến nỗi thành bệnh mà chết.
Biết tướng Trương Minh Giảng rút quân về nước, quân Xiêm đưa Nặc Ông Đôn về Nam Vang lên ngôi vua và không bỏ lỡ cơ hội, Phi Nhã Chất Tri (còn gọi là tướng Bodin) dẫn quân sang đánh phục thù.
Sách Việt Nam sử lược chép:
Khi quân của Nguyễn Tiến Lâm và Nguyễn Công Trứ dẹp xong giặc Lâm Sâm ở Nam Kỳ, thì quân Tiêm La (Xiêm La) lại đem binh thuyền sang cùng với quân giặc để đánh phá. Vua bèn sai Lê Văn Đức làm tổng thống đem binh tướng đi tiễu trừ. Sai Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Công Nhân giữ mặt Vĩnh Tế, Phạm Văn Điển và Nguyễn Văn Nhân giữ mặt Hậu Giang. Ba mặt cùng tiến binh lên đánh, quân Tiêm và quân giặc thua to, phải rút về giữ Trấn Tây (Nam Vang). Quan quân đuổi được quân Tiêm La ra ngoài bờ cõi rồi, đặt quân giữ các nơi hiểm yếu để đợi ngày tiến tiễu…
Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu soạn năm 1901, thì diễn biến của cuộc chiến năm 1842 đại để như sau:
Tướng Phi Nhã Chất Tri đem quân Xiêm đến dựng đồn lũy ở bờ kênh Vĩnh Tế, rồi qua lại gây sự với những đồn bảo của quân Việt. Quan binh ra bèn chia ra nhiều cánh, đi tiểu trừ, giết và làm bị thương rất đông, chiếm lấy được một loạt bảy đồn ở bờ kênh Vĩnh Tế. Những gián điệp do Xiêm tổ chức ở núi Tượng và núi Cấm nghe tin, bèn chạy trốn. Quân Xiêm toan mở cuộc tấn công khác, nhưng trong nước Xiêm xảy ra việc bất ổn, nên tạm ngưng kế hoạch.
Năm sau (1842), quân Xiêm đổ bộ lên Hà Tiên, ta chận giặc tại đồn Vĩnh Thông. Tình thế trở nên căng thẳng, quân Xiêm có thêm cánh quân theo sông Tiền, sông Hậu đổ xuống. Tướng Nguyễn Tri Phương lại tâu về triều đình, nhận định rằng mất sông Tiền là mất An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, nên ta cần đem binh giữ và phòng bị cẩn mật những đồn Thông Bình (Tuyên Bình), Hùng Ngự (Hồng Ngự), Tân Châu, An Lạc. Chiến thuyền từ Huế, quân sĩ từ Quảng Nam, Quảng Ngãi được đưa gấp vào chiến trường chính.
Tổng thống Lê Văn Đức đưa quân đến Bảy Núi (An Giang), hợp đồng với quân của quyền Tổng đốc An Hà là Phạm Văn Điển. Ông Điển đóng đồn phòng thủ ở hậu cứ núi Cấm, trong khi Lê Văn Đức và Lê Văn Phú kéo quân đến núi Tượng, thì quân Xiêm hoảng chạy.
Lê Văn Đức lại kéo quân đến Xà Tón (Tri Tôn, An Giang), vừa gặp Tán lý Tôn Thất Tường tới, liền chia ra 5 đạo, mỗi đạo một ngàn quân, đem súng lớn phá tan đồn lũy quân Xiêm. Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Tri Phương cùng nhau cũng tấn binh đến núi Cô Tô, đuổi được quân đối phương. Sau đó, Nguyễn Công Trứ lãnh trách nhiệm xây dựng, khuyến khích dân địa phương trở lại canh tác bình thường, nhưng kết quả không khả quan. Quân Xiêm cứ âm mưu trở lại, mặc dầu đã bị đánh đuổi ra khỏi biên giới…
Theo Lịch sử khẩn hoang miền Nam của nhà văn Sơn Nam:
Tháng Giêng năm 1842, chiến thuyền Xiêm đến vùng đảo Phú Quốc, tấn công để dò xét. Nguyễn Công Trứ, thử trổ tài, nhưng bị “sóng gió ngăn trở”. Bọn Hoàng Tôn (tự xưng là con của Hoàng tử Cảnh, lấy hiệu là Hoàng Tôn) đưa 5000 người đến Sách Sô, là vị trí quan trọng ở giữa sông Tiền và sông Hậu. Tướng Nguyễn Tri Phương liền đem binh thuyền bố trí sẵn.
Tháng 2 năm 1942, quân Xiêm lại tăng cường hải quân, đến gần Cần Vọt (Quảng Biên, Kampot), rồi kéo tới Bạch Mã (Kép) với ý định chiếm Lư Khê (Rạch Vược, phía Nam Hà Tiên) và chiếm Tô Môn (cửa Đông Hồ, bên cạnh núi Tô Châu) để bao vây Hà Tiên. Xiêm kéo mấy vạn binh tràn vùng kênh Vĩnh Tế, quân Việt chống đỡ không kịp. Cánh quân chánh của Xiêm đánh từ bờ biển vịnh Xiêm La qua theo đường Hà Tiên, chớ không từ Nam Vang mà thọc xuống theo sông Tiền như mấy lần trước.
Trước nguy cơ ấy, vua Thiệu Trị cho quân lực từ Huế kéo vào tăng cường, cùng với lính thú từ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đợt tấn công đầu tiên của quân Xiêm bị chận lại, ở khắp các mặt trận Vĩnh Tế, sông Tiền và sông Hậu. Nhưng quân Xiêm chưa rút lui, cho củng cố thành lũy, chiếm trọn vùng núi Cô Tô.
Tháng 5 năm ấy, quân Việt kéo vào chiếm lại khu Cô Tô. Đoàn binh gồm năm đạo, mỗi đạo 1000 quân, đem súng lớn đặt tại Tri Tôn (Xà Tón) mà bắn phá đồn lũy đối phương. Nguyễn Tri Phương đem đại binh đến núi Cô Tô, quân Xiêm tan, một số đông ra đầu thú, trong số đó có cả người Tàu và người Miên có đến số ngàn. Vua Thiệu Trị sai Nguyễn Công Trứ điều động việc lập ấp, khuyến khích khẩn ruộng. Nhưng việc làm này không đi tới đâu cả…
Chiến dịch phản công của quân nhà Nguyễn trên đất Cao Miên năm 1845
Sau đó, cũng theo Việt Nam sử lược, thì ở Chân Lạp, quân Xiêm La lại giở trò tàn bạo, khiến người Chân Lạp không phục, lại nổi lên và cử người sang cầu cứu quân đội Việt. Vua Thiệu Trị bèn sai Võ Văn Giải sang kinh lý việc Chân Lạp. Tháng 6 năm Ất Tỵ (1845), Võ Văn Giải vào đến Gia Định, cùng với Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn, Tôn Thất Nghị, tiến binh sang đánh Chân Lạp, phá được đồn Dây Sắt, lấy lại thành Nam Vang, người Chân Lạp và Xiêm về hàng kể hơn 23.000 người. Tiếp theo, Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem binh truy đuổi liên quân Xiêm La – Chân Lạp, vây vua Nặc Ông Đôn và tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri ở Ô Đông (Oudon).
Sau trận chiến
Tháng 9 năm 1845, Chất Tri sai người sang xin hòa. Qua tháng mười thì Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn và Chất Tri ký tờ hòa ước ở nhà hội quán, hai nước đều giải binh. Nguyễn Tri Phương rút quân về đóng ở Trấn Tây, đợi quân Xiêm thi hành những điều ước đã định. Tháng chạp năm Bính Ngọ (1846), Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và sai sứ đem đồ phẩm vật sang triều cống, nhìn nhận sự bảo hộ song phương của Xiêm và Việt Nam.
Nguyễn Huệ phá quân Xiêm La: Quân Xiêm với 20 ngàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
ktsminhhaidn@gmail.com